Cẩm Nang Hướng Dẫn Xây Nhà Bếp Hiện Đại Từ A-Z
Thông thường, xây nhà bếp mới là công việc mà hầu hết chúng ta chỉ thực hiện có 1-2 lần trong đời. Chính vì vậy, ngoại trừ các kiến trúc sư ra bất cứ ai cũng có thể thấy mông lung, không biết bắt đầu từ đâu với căn bếp mới của mình.
Bài viết dưới đây của 1618.vn sẽ tổng hợp lại một cách ngắn gọn và đầy đủ các hướng dẫn xây dựng nhà bếp theo từng bước cụ thể, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung:
3 Câu hỏi bạn cần trả lời trước khi bắt tay vào xây nhà bếp
Khi bắt đầu xây nhà bếp mới, bạn đừng vội đi tìm các mẫu nhà bếp đẹp trên mạng để tham khảo. Thay vào đó hãy bắt đầu hỏi bản thân một số câu hỏi để đảm bảo bạn có được một căn bếp đúng như mong đợi của bạn về chức năng cũng như diện mạo của nó như sau:
Bạn muốn và không muốn điều gì cho căn bếp của mình?
Bất cứ thứ gì xuất hiện trong đầu bạn khi hỏi câu này, hãy viết nó ra giấy. Việc này sẽ giúp cho các kiến trúc sư nắm được sở thích của bạn để thiết kế ra không gian phù hợp nhất với sở thích của chủ căn bếp. Ngoài ra bạn cũng có thể tự cân nhắc cách bố trí bếp, các chất liệu hay thiết bị được sử dụng sao cho phù hợp nhất với thói quen dùng bếp mình.

Bạn có thể chi trả bao nhiêu cho việc xây nhà bếp?
Ngân sách là yếu tố tiên quyết trong quá trình lên ý tưởng cho việc xây nhà bếp đẹp. Bạn có thể tham khảo rất lâu và có được những ý tưởng thiết kế thật đẹp thật độc đáo nhưng lại hoàn toàn vô ích vì không có đủ ngân sách. Nếu bạn chỉ có thể chi trả một khoản không nhiều cho việc xây dựng nhà bếp, hãy tập trung nhiều sức lực ở bước lựa chọn đồ nội thất và các thiết bị. với một vài lựa chọn thông minh khi mua sắm, bạn sẽ có tiết kiệm được rất nhiều để bù đắp cho các chi phí xây dựng.

Thành viên nào trong gia đình sẽ sử dụng bếp nhiều nhất?
Thông thường người phụ nữ trong gia đình sẽ hay là người sử dụng bếp nhất, nhưng cũng có nhiều gia đình nam giới và phụ nữ đều cùng phụ trách nấu ăn như nhau. Vì vậy tùy theo tần suất sử dụng bếp của các thành viên trong gia đình, bạn có thể cân nhắc thiết kế bếp sao cho dễ dàng sử dụng nhất với một hay nhiều người cùng một lúc.
Ví dụ như người vợ là thành viên hay sử dụng bếp nhất nhưng tủ bếp lại được lắp đặt phù hợp với chiều cao của người chồng, chắc chắn sẽ gây ra những bất tiện không đáng có.

Bắt tay vào thực hiện thiết kế nhà bếp
Có thể bạn chưa biết nhưng thiết kế nhà bếp chính là công việc rất khó vì các thiết bị, bề mặt làm việc và không gian lưu trữ phải được tổ chức cẩn thận thành một thể thống nhất về mặt hình ảnh và chức năng.
Xác định được “tam giác làm việc” trong nhà bếp
Để đảm bảo xây dựng được một nhà bếp hoạt động trơn tru cho nhiều người sử dụng một lúc, các kiến trúc sư sẽ cần tổng hợp một loạt các kịch bản sử dụng nhà bếp khác nhau. Về cơ bản có ba vị trí chính mà ta cần đặc biệt lưu ý là : tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu.

Các yếu tố này xác định vùng chuẩn bị, vùng rửa và vùng nấu – đây được gọi là “tam giác làm việc”. Ngoài việc vạch ra một tam giác làm việc an toàn và hiệu quả, bạn cũng phải xem xét các yêu cầu về lưu trữ cho vô số đồ dùng nhà bếp, bát đĩa và các phụ kiện khác được tìm thấy trong nhà bếp hiện đại.
Tổng chiều dài lý tưởng của các đoạn bao gồm tam giác làm việc là 3658mm – 6705 mm. Các bố cục sau đây mô tả cách thức mà hình tam giác làm việc có thể được bố trí tốt nhất cho kích thước và hình dạng của một căn phòng cụ thể.
4 cách thiết kế nhà bếp phổ biến nhất hiện nay
Thiết kế theo kiểu bếp một tường
Cách bố trí nhà bếp đầu tiên và cũng là đơn giản nhất chính là thiết kế một dãy thiết bị theo hàng ngang và dựa vào tường. Cách bố trí này rất phù hợp cho những không gian dài và hẹp hoặc một bức tường của căn hộ studio nơi nhà bếp có thể được che bớt hoặc trở thành tâm điểm chính của không gian. Với các bố trí này, tủ lạnh nên được đặt ở một đầu của bức tường sao cho hướng mở tủ cùng với hướng của không gian quầy liền kề.

Thiết kế theo kiểu bếp Galley
Một bếp nhỏ có hai quầy chạy song song. Bồn rửa, máy rửa chén và bếp nấu nên được đặt ở cùng một phía của nhà bếp (khu vực nấu ăn và rửa) và tủ lạnh (khu vực chuẩn bị) nên được đặt ở bức tường đối diện. Các quầy phải cách nhau ít nhất 1219 mm để có đủ chỗ cho nhiều người nấu; nếu nhà bếp được thiết kế chỉ cho một người nấu, không gian giữa các quầy có thể giảm xuống 914 mm. Cách bố trí này không được khuyến khích nếu các phòng khác có lối vào qua nhà bếp

Thiết kế theo kiểu bếp hình chữ L hoặc hình chữ U
Trong cách bố trí này, các quầy và thiết bị được sắp xếp xung quanh hai hoặc ba bức tường. Sự sắp xếp này có thể hoạt động trong cả không gian nhỏ hoặc lớn; tuy nhiên, trong các phòng lớn hơn, tam giác làm việc nên được giữ trong phạm vi tối ưu từ 3658mm – 6705 mm. Thông thường, trong những cách sắp xếp này, một chân của chữ L hoặc chữ U tạo thành một quầy, rất lý tưởng cho các bữa ăn bình thường.

Thiết kế theo kiểu bếp đảo
Một bàn nấu ăn giống như 1 đảo nhỏ được đặt ở trung tâm cung cấp thêm không gian để thực hiện các nhiệm vụ nấu nướng khác nhau. Tùy thuộc vào sở thích của người nấu, bàn nấu ăn có thể được thiết kế để chuẩn bị đồ ăn hoặc nấu ăn. Trong tất cả các cách bố trí, cách sắp xếp này khuyến khích sự giao lưu trong nhà bếp nhiều nhất. Nó được sử dụng tốt nhất trong các phòng lớn có đủ không gian giữa các quầy và bàn nấu ăn

Cách lựa chọn và sắp xếp các thiết bị trong nhà bếp
Các thiết bị trong khu vực bồn rửa
Khu vực bồn rửa chủ yếu bao gồm bồn rửa và máy rửa bát. Khi xây nhà bếp lựa chọn lý tưởng nhất cho bồn rửa chính là loại có hai ngăn để rửa và xả. Máy rửa bát nên được đặt ngay sát bồn rửa nhưng phải đặt cẩn thận sao cho có đủ chỗ để rửa bát trong bồn khi máy rửa bát đang mở. Nếu bếp không có máy rửa bát thì nên đặt giá phơi phía trên quầy để không chiếm không gian quan trọng của quầy.

Ngoài ra để tiện lợi hơi cho trong lúc rửa bát, bạn nên đặt thùng rác gần bồn rửa. Tốt nhất là nên đặt thùng rác thường sau cánh cửa tủ và bên dưới bồn rửa để tránh gây lộn xộn cho thị giác. Bố trí tủ cho thùng rác sao cho cửa tủ khi mở không cản máy rửa bát đang mở. Để tránh xung đột này, hãy kết hợp tủ đựng rác ở phía đối diện của bồn rửa với máy rửa bát.
Các thiết bị trong khu vực chuẩn bị
Khu vực chuẩn bị bao gồm tủ lạnh và một không gian làm việc có chiều cao đối diện liền kề để chuẩn bị thức ăn. Tủ lạnh nên được đặt gần khu vực chế biến thực phẩm để quá trình nấu nướng thuận tiện hơn. Có nhiều kiểu kết hợp tủ lạnh / tủ đông, mỗi kiểu phù hợp với không gian và đối tượng người dùng cụ thể. Kích thước của tủ lạnh nên tỷ lệ thuận với kích thước của nhà bếp.

Hơn nữa khi xây dựng nhà bếp bạn cũng nên lưu ý các món ăn được chế biến khác nhau sẽ được thực hiện tốt nhất trên các loại bề mặt khác nhau: Ví dụ, các tấm đá cẩm thạch sẽ giúp bạn cán bánh ngọt tốt nhất, trong khi bề mặt gỗ lại tốt nhất cho các thao cắt nhỏ. Các bề mặt này có thể được kết hợp với mặt bàn hoặc không, tùy thuộc vào kích thước nhà bếp, sở thích và ngân sách. Các bề mặt quầy thông thường khác bao gồm đá granite, thạch anh, bê tông, thép không gỉ, bề mặt rắn acrylic và nhựa laminate.
Các thiết bị trong khu vực nấu ăn
Khu vực nấu ăn bao gồm bếp nấu hoặc sự kết hợp của bếp nấu và lò nướng âm tường. Nếu bạn xây nhà bếp đơn giản thì bếp nấu là sự lựa chọn hiệu quả nhất. Còn đối với nhà bếp lớn hơn, việc bạn tách bếp nấu và lò nướng âm tường riêng biệt là lý tưởng nhất. Xoong chảo cũng nên cất ngay gần khu vực này để dễ dàng tiếp cận trong khi nấu ăn. Khoảng cách lối đi ở phía trước bếp nấu nên được để tối thiểu là 914 mm.

Một điều cũng không kém phần quan trọng nữa là bạn nên chọn hệ thống thông gió phù hợp cho bếp nấu. Đó có thể là các máy hút khói qua bộ lọc than hoặc hệ thống loại dẫn khói thông qua ống thông hơi ra bên ngoài. Tuy nhiên khi bạn sống ở chung cư thì việc sử dụng hệ thống thoát khói trực tiếp ra bên ngoài sẽ gây ra nhiều phiền toái cho hàng xóm.
Lựa chọn màu sắc cho căn bếp của bạn
Bởi vì màu sắc có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng của con người, có thể làm không gian trông như ấm hơn hay lạnh hơn nên việc lựa chọn màu sắc cho tường trong khi xây nhà bếp cũng vô cùng quan trọng.
Nếu như bạn sở hữu một căn bếp có diện tích khiêm tốn thì hãy ưu tiên sử dụng những gam màu sáng hoặc trung tính như trắng, vàng nhạt, hồng, xanh lơ…Còn nếu phòng bếp của bạn có lợi thế về diện tích, không gian rộng rãi hơn thì bạn có thoải mái thử sức với nhiều màu sắc. Bật mí là tông màu tối có thể tạo điểm nhấn mang đến sự ấn tượng và sang trọng cho khu vực nấu ăn của gia đình.

Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn màu sắc nhà bếp dựa theo phong thủy, ví dụ như cứ vào vận mệnh của gia chủ và hòa khí của ngôi nhà. Để chọn được màu sắc nào phù hợp với mình nhất, bạn có thể tìm đến các chuyên gia về phong thủy để được tư vấn. Nếu bạn là người tin vào triết lý “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” thì bước này sẽ giúp bạn an tâm hơn khi xây nhà bếp cho mình.
4 nguyên tắc vàng trong bày trí nhà bếp theo phong thủy
Nguyên tắc thứ nhất: giữ gìn sạch sẽ trong không gian phòng bếp.
Khi xây nhà bếp bạn nên lưu ý rằng phòng bếp trong phong thủy là nơi chứa thức ăn, nguồn lương thực tương ứng như lưu trữ của cải của cả gia đình. Chính vì vậy mà bạn cần phải giữ cho không gian phòng bếp luôn thật sạch sẽ, có nhiều ánh sáng và không khí thoáng mát tránh ẩm mốc, có mùi hôi khó chịu của thức ăn. Điều này sẽ giúp không gian phòng bếp của bạn vượng khí và đem lại nhiều tài lộc may mắn hơn

Nguyên tắc thứ hai : phân bố thủy hỏa ở trong không gian phòng bếp.
Đối với phong thủy, phòng bếp được xét là phòng vượng hỏa, chính vì vậy bạn cần phải có sự phân bố hợp lý đối với các thiết bị mang tính thủy và tính hỏa. Ví dụ như bếp nấu mang tính hỏa, tủ lạnh vừa mang tính thủy vừa mang tính hỏa đối nhau, còn chậu rửa và các thiết bị đựng chất lỏng đều mang tính thủy.

Bạn cần phải phân bố khéo léo để các khối mang tính thủy cách xa các khối tính hỏa. Bếp nấu nên được lắp cách xa chậu rửa ít nhất là 80-100cm. Bình lọc nước nên được đấu cùng với chậu rửa sao cho các khối thủy được tập hợp thành một khu.
Nguyên tắc thứ ba: Nhất vị, nhị thế, tam hướng
Trong xây nhà bếp, bạn phải đặc biệt chú trọng đến vị trí đặt bếp nấu như thế nào, thế cách của bếp nấu ra sao hơn là hướng đặt bếp để hợp tuổi gia chủ.
Vị trí của bếp không nên nằm ở nơi có nhiều khí lưu thông, quá thông thoáng gió do ” lộ phong thì tán khí”. Vị trí này sẽ làm bếp của bạn không được ấm cúng, không tụ được nguồn năng lượng tích cực.

Ngoài ra bếp nấu cũng nên đặt giữa phòng bếp do đây là nơi khởi phát năng lượng để phân bổ ra khắp không gian. Nếu đặt bếp nấu ở đây sẽ hút hết nguồn năng lượng của cả phòng để bếp nấu phát nhiệt.
Thế cách của bếp nấu không nên dựa lưng ra hướng nhà mà mặt bếp nhìn về phía hậu. Ví dụ một ngôi nhà có hướng nam thì người đứng nấu bếp không nên nhìn về phía nam. Ngoài ra vị trí đứng nấu bếp cũng không nên ngược với cửa bếp do đây là nơi bắt đầu năng lượng dương khi đi vào bếp.
Nguyên tắc thứ tư: Bày trí nội thất trong phòng bếp
Dựa trên nguyên lý phòng bếp là phòng vượng họa nên mọi sự sắp xếp cần đảm bảo tính vượng họa cho phòng bếp nhưng cũng phải cân đối. Màu sắc của phòng bếp nên tránh sử dụng những gam màu nóng như đỏ, cam đỏ, vàng chanh dễ tạo ra cảm giác nóng bức, ngột ngạt và khó chịu cho những người đi vào phòng bếp.

Hơn nữa để vượng hỏa,bạn nên sử dụng những gam màu thuộc mộc để tạo ra tâm lý dễ chịu, thoải mái như màu gỗ, xanh ngọc, xanh lá nhạt, trắng, ghi, vàng kem.Tuyệt đối tránh để dao kéo dắt ngay sau lưng bếp nấu hoặc ngay dưới gầm bếp nấu. Điều này có thể gây lục đục bất hòa giữa các thành viên trong gia đình.
Mong rằng với những hướng dẫn trên đây về quy trình xây nhà bếp của 1618.vn sẽ giúp bạn có những ý tưởng hay cho phòng bếp nhà mình.
Hãy liên hệ ngay với 1618.vn qua hotline cskh: 0969979391.
Hoặc liên hệ trực tiếp về Fanpage 1618.vn: https://bit.ly/1618vnOfficial để được tư vấn và mua hàng nhanh nhất.